04 nguyên lý thiết kế áp dụng cho trường mầm non

Môi trường lớp học là một trong những yếu tố chính tối đa hóa trải nghiệm học tập của trẻ. Bằng cách áp dụng các nguyên lý thiết kế trường mầm non vào trong không gian học tập sẽ mang đến một lớp học thu hút và truyền cảm hứng học tập cho trẻ. Các nguyên tắc thiết kế chúng tôi giới thiệu dưới đây khi được kết hợp hài hòa với nhau sẽ giúp nâng cao môi trường học tập cho trẻ.

  1. Nguyên lý 01:  Thiết kế trường mầm non trực quan thu hút trẻ em 

Đối với trẻ trong độ tuổi mẫu giáo còn chưa hiểu hết về thế giới xung quanh mình cần sự hướng dẫn của phụ huynh và giáo viên. Vì vậy, trường học nên thiết kế các hướng dẫn một cách trực quan, dễ hiểu, gợi sự vui vẻ, hướng vào nhiệm vụ nhận thức, hành động cho trẻ. Dưới đây là một số cách thiết kế trực quan cho lớp học:

  • Kết hợp thiết kế đồ hoạ môi trường – Environmental Graphic Design (EGD): Thiết kế đồ họa môi trường hay thiết kế đồ họa trải nghiệm trong trường mầm non sẽ giúp kết nối trực quan trẻ với không gian để nâng cao trải nghiệm với môi trường xung quanh. Cách thiết kế này khiến không gian trở nên thú vị hơn, cung cấp nhiều thông tin hữu ích cho trẻ và dễ dàng điều hướng trẻ tương tác với không gian

Trường mầm non Green Land với thiết kế sinh động

Những hình ảnh trực quan giúp bé kết nối trải nghiệm không gian 

  • Các ký hiệu dễ hiểu: Ứng dụng những biểu tượng vào thiết kế trường mầm non như một hệ thống chỉ dẫn xác định đúng khu vực chức năng và các hoạt động được cho phép thực hiện trong khu vực đó. Điều này có thể hỗ trợ giáo viên quản lí học sinh và hình thành tính kỷ luật ở trẻ. 

Trên đây là các nguyên lý thiết kế trường mầm non mà các kiến trúc sư cần nắm rõ khi lên kế hoạch thiết kế trường học. Những nguyên lý này khi áp dụng vào thiết kế để đảm bảo mỹ quan và chất lượng không gian học tập tốt nhất cho trẻ.

—------------------

Công ty cổ phần đầu tư kiến trúc D+ Việt Nam

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

4 Tiêu chuẩn thiết kế nhà vệ sinh văn phòng mới nhất 2023